0967262828

Quy chế - quy định đối với sinh viên

  1. Quyền lợi của sinh viên
  • Được phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của Đại học Quốc gia Hà Nội và khoa Y Dược.
  • Được cung cấp chương trình, kế hoạch đào tạo của khóa học, năm học, học kỳ và môn học; được đăng ký môn học, lịch học phù hợp với điều kiện cá nhân trên cơ sở thời khóa biểu của khoa; được đăng ký tạm hoãn một số môn học trong lịch trình theo Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Được tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi Olympic hoặc năng khiếu, tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ chuyên ngành dành cho sinh viên; được tham gia các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế và các chương trình khác nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của từng chương trình.
  •  Được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, được nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, được nhận học bổng của chương trình/hệ đào tạo nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
  •  Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài theo quy định hiện hành của của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Đại học Quốc gia Hà Nội; được tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế, trao đổi sinh viên trong khuôn khổ chương trình hoặc hiệp định hợp tác quốc tế của Chính phủ, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc khoa Y Dược.
  • Được đăng ký ở ký túc xá theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; được cấp giấy giới thiệu để đăng ký tạm trú ở nơi cư trú.
  •  Được sử dụng học liệu, thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học theo quy định, được thí nghiệm và thực tập ở hệ thống labo, phòng thí nghiệm, bệnh viện của khoa Y – Dược.
  • Được thôi học, nghỉ học có thời hạn và bảo lưu kết quả học tập theo Quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Được chuyển trường, chuyển ngành học giữa các đơn vị đào tạo trong Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội với các cơ sở đào tạo khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Được đăng ký học ngành thứ hai, chương trình đào tạo bằng kép, ngành kép, được tự học hoặc học ở cơ sở đào tạo đại học khác để tích lũy một số môn học, được công nhận kết quả những môn học đã tích lũy ở cơ sở đào tạo đại học khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong Quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Được tạo điều kiện tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; được tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan theo quy định của pháp luật và của Đại học Quốc gia Hà Nội; được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình đóng góp ý kiến với chủ nhiệm khoa, các tổ chức và cá nhân liên quan về mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy; hoặc kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng đơn vị đào tạo. Được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng đơn vị đào tạo và Thủ trưởng đơn vị phục vụ đào tạo để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
  •  Được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm hoặc cung cấp thông tin về thị trường lao động để có thể tìm kiếm việc làm phù hợp, phát huy năng lực chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
  •  Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được nhà trường và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú, được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng chính đáng của mình đến các cơ quan hữu quan về những vấn đề có liên quan theo các quy định của hiện hành của Nhà nước.
  •  Được cử đại diện vào Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên, các hội đồng khác có liên quan đến sinh viên theo quy định.
  •  Được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
  • Được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (đối với sinh viên các đơn vị  trực thuộc: khoa trực thuộc, viện, trung tâm nghiên cứu) hoặc Hiệu trưởng (đối với sinh viên các trường đại học thành viên) cấp Bằng tốt nghiệp khi được công nhận tốt nghiệp.
  •  Được xét cho học chuyển tiếp ở các bậc học cao hơn nếu có nguyện vọng và đáp ứng đủ các điều kiện theo Quy chế đào tạo Sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Được khoa trả hồ sơ sinh viên, cung cấp các giấy tờ cần thiết, hỗ trợ các thủ tục tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
  1.  Nghĩa vụ của sinh viên
  • Chấp hành nghiêm túc mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với tư cách là một công dân; chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của Đại học Quốc gia Hà Nội và khoa Y Dược.
  •  Có ý thức xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy thương hiệu của khoa Y Dược và Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Tôn trọng giảng viên, cán bộ, nhân viên trong và ngoài khoa Y Dược. Đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, thực hiện tốt nếp sống văn minh. Tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động về chính trị, tư tưởng, đạo đức của ngành giáo dục và của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Có trách nhiệm khai báo đầy đủ thông tin liên quan đến cá nhân khi vào trường, cập nhật dữ liệu khi có những thay đổi trong quá trình học tập tại trường và sau khi tốt nghiệp bằng các hình thức theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản công và của cá nhân.
  • Đóng học phí đầy đủ và đúng quy định, hoàn trả vốn vay quỹ tín dụng đào tạo đúng thời hạn.
  • Nghiêm chỉnh chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự.
  • Thực hiện đầy đủ việc khám sức khoẻ khi mới nhập học và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Tham gia lao động và hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu theo yêu cầu của Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ quan liên quan.
  • Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo cam kết đối với sinh viên được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp. Nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.
  • Tích cực tham gia phòng chống các hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử; kịp thời phát hiện và báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên.
  •  Thực hiện thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú với công an phường theo quy định hiện hành của Chính phủ khi có sự thay đổi về nơi cư trú và báo cáo với nhà trường về địa chỉ cư trú mới. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của địa phương. Đối với sinh viên ngoại trú phải nộp giấy nhận xét của công an phường nơi cư trú cho nhà trường trước khi kết thúc học kỳ 15 ngày.
  1. Các hành vi sinh viên không được làm
  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân v